Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chỉ ra 3 điều người Hà Nội cần luôn nhớ

Nguy cơ lây lan trong cộng đồng như thế nào?

Đêm qua (6/3), Hà Nội đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Covid-19 đầu tiên. Đây là ca bệnh thứ 17 được ghi nhận tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại (16 ca trước đó đã được điều trị khỏi và trở về gia đình).

Điều đáng quan tâm nhất của ca bệnh số 17 là bệnh nhân N.H.N (26 tuổi) có tiền sử dịch tễ đi qua nhiều nước tại Châu Âu (Anh, Pháp, Ý), trước khi về Việt Nam đã có triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân về Việt Nam vào rạng sáng 2/3/2020, về nhà tự cách ly theo dõi. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc và sau đó được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở (5/3).

Theo kết quả điều tra dịch tễ của Sở Y tế Hà Nội, bệnh nhân số 17 có tiếp xúc gần với 8 người tại gia đình (bố, mẹ, người tạp vụ, lái xe riêng). Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, có 18 người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trong chuyến bay mà bệnh nhân số 17 đã bay về Việt Nam có 197 hành khách và phi hành đoàn.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chỉ ra 3 điều người Hà Nội cần luôn nhớ - Ảnh 1.

Về trường hợp này, PGS. Huy Nga , Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay: "Với trường hợp này, những  người có tiếp xúc gần với bệnh nhân gồm bố mẹ, người giúp việc, lái xe, bác sĩ khám cho bệnh nhân là có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. 

Và nhóm đối tượng này đã nhanh chóng được cách ly ngay sau khi bệnh nhân số 17 có kết quả dương tính với bệnh Covid-19" .

Hà Nội đang triển khai công tác ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh khẩn trương và tích cực, nên PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng có 3 điều mà người Hà Nội cần luôn nhớ là: không hoang mang -bình tĩnh - tin tưởng vào ngành y tế Việt Nam.

PGS. Huy Nga cho hay: "Bệnh Covid-19 không phải dễ lây lan, nếu chỉ là đi qua nhau khó có thể mắc bệnh. Con đường lây truyền của bệnh là qua các giọt bắn mang mầm bệnh bắn vào mắt, miệng của người lành khi nói chuyện. Hoặc giọt bắn của bệnh nhân văng ra bám vào các đồ vật, người lành sờ tay vào rồi vô tình đưa lên mắt, miệng, mũi. "

Người dân nên làm gì để phòng dịch bệnh có nguy cơ lây lan

PGS. Huy Nga phân tích, hiện nay, bệnh Covid-19 tỷ lệ người mắc bị biến chứng nặng là thấp và không phải bị bệnh sẽ tử vong. Vì vậy, người phiên dịch dân không nên quá lo sợ, khi có biểu hiện ho, sốt nên đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là vệ sinh cá nhân:

- Rửa tay với xà phòng thường xuyên 

- Thường xuyên súc miệng nước muối, nhỏ nước muối vào mắt, mũi

- Không có việc thì hạn chế đi đến nơi tập trung đông người

- Hạn chế tiếp xúc với nhiều người

- Khi tới nơi đông người thì cần mang khẩu trang

- Các cơ quan công sở tùy thực tế có thể xem xét cho làm việc tại nhà

PGS.Huy Nga khuyến cáo, dịch bệnh Covid-19 đặc biệt nặng ở người già, vì vậy nhóm đối tượng này cần phải được chú ý hơn cả. Cần phải tuyên truyền để đảm bảo an toàn cho những nơi đang điều trị và chăm sóc bệnh cho người già như Bệnh viện Lão khoa, trại dưỡng lão. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét